“Thánh điển Phật giáo” hay quyển sách bằng đá lớn nhất thế giới là một cái tên gọi của chùa Kuthodaw Mandalay Myanmar. Đây là một trong những nơi bạn nhất định phải chiêm ngưỡng khi đi du lịch Myanmar. Dưới đây sẽ là những chia sẻ của dichoimyanmar về du lịch chùa Kuthodaw Mandalay.
>> Xem thêm
- Khám Phá Tu Viện Shwenandaw Mandalay Myanmar Đầy Bí Ẩn
- Đến Miến Điện Tham Quan Cung Điện Mandalay Myanmar
- Hót Hòn Họt Ngôi Chùa Hsinbyume Mandalay Myanmar
- Kinh Nghiệm Du Lịch Làng Cổ Mingun Mandalay Myanmar
Vị Trí Địa Lý – Ngôi Chùa Kuthodaw Mandalay Myanmar

Chùa được tọa lạc tại Mandalay – thủ đô cuối cùng của các triều đại vua ở Myanmar. Chùa Kuthodaw được xây dựng năm 1857 dưới thời cai trị của hoàng đế Mindon Min (1808 – 1878).

Chùa Kuthodraw Mandalay nằm ngay ở phía Bắc Mandalay. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 8.3 km đi chệnh về hướng đông Bắc.
- Địa chỉ: Đường số 62, giữa đường số 10 và đường số 11 (nằm ở phía Đông Bắc của Cung điện Hoàng gia, dưới chân lối vào phía Nam của Đồi Mandalay)
- Cách đi: Mất khoảng 5-10 phút để đi bộ từ Đồi Mandalay, Cung điện Hoàng gia hoặc Đền Sandamuni.

Chùa Kuthodraw Mandalay Myanmar là một quần thể bao gồm ngôi chùa chính và nhiều đền tháp nhỏ xung quanh, được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay. Chùa chính của Kuthodaw cao 57m, mạ vàng, được xây dựng mô phỏng theo chùa Shwezigon nổi tiếng.
>> Xem ngay Top 10 Quán Cafe Ở Mandalay Cho Bạn Trải Nghiệm Tuyệt Vời
Lịch Sử Lâu Đời – Chùa Kuthodaw Mandalay

Vua Mindon Min lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo. Vì vậy ông đã quyết định để lại một công trình hoàng gia để truyền bá Phật giáo. Với bộ Tam tạng – Pali với chữ viết của người Myanmar được khắc trên đá.

Khi xâm chiếm miền Bắc, quân Anh đã tiếp quản nhiều địa danh tôn giáo và có cả ngôi chùa Kuthodaw Mandalay Myanmar. Khi đó, Anh đã đệ đơn với Nữ hoàng Victoria để lấy hết vật quý trong chùa và được chấp thuận. Tuy nhiên, trước khi đến thì vàng bạc, đá quý đã bị lấy khỏi các phiến đá và mái nhà của chùa.

Qua những biến cố của lịch sử, “Thánh điển Phật giáo” đã bị hư hại ít nhiều. Và vẫn chưa được khôi phục lại vẻ lộng lẫy như ban đầu. Qua nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, chỉ còn những vệt khắc đá.

Lịch sử tạo ra cuốn thánh điển này khá thú vị. Theo các nhà khảo cổ, năm 1857, chùa Kuthodaw Mandalay Myanmar được xây dựng nhằm đánh dấu sự thành lập của thành phố Mandalay. Vì lo lắng về sự xâm lăng của Anh quốc vào miền Nam. Và mong muốn để lại một công trình kiến trúc ấn tượng nhằm truyền bá Phật giáo cho đời sau. Chính là những nguyên nhân khiến Đức vua Mindon Min cho xây dựng chùa.
>> Tìm hiểu ngay Chia Sẻ Kinh Nghiệm Lưu Trú Tại Mandalay Khi Du Lịch Myanmar
Công Trình Kiến Trúc Cuốn Sách Bất Hủ – Chùa Kuthodaw Mandalay Ở Myanmar

Hàng năm, chùa Kuthodaw Mandalay Myanmar thu hút rất đông du khách thập phương ghé thăm, nhất là các Phật tử. Không chỉ bởi giá trị về lịch sử, kiến trúc mà còn bởi nơi đây đang lưu giữ “cuốn sách lớn nhất thế giới”. Đặc biệt, cuốn sách lớn nhất thế giới lại không mang hình dạng bình thường dày cộm mà lại làm bằng đá.

>> Click ngay Những Kinh Nghiệm Cần Có Khi Đi Du Lịch Mandalay Myanmar
“Thánh điển phật giáo” nằm trong khuôn viên của chùa và được làm bằng 729 phiến đá cẩm thạch khổng lồ. Trên cả 2 mặt đều được khắc bản kinh Phật giáo Nguyên thủy. Các phiến đá được đặt trong những tòa nhà nhỏ. Trông nó giống những hang động và có kích thước 1,5m x 1m mỗi phiến. Được biết, đá cẩm thạch được khai thác từ vùng Sagyin cách Mandalay 51 km. Và đá được vận chuyển bằng đường sông tới khu vực xây dựng.

Chùa có tổng cộng 730 tháp được sắp xếp gọn gàng theo 03 hàng. Trong cùng là 42 tháp, 168 tháp ở giữa và ngoài cùng là 519 tháp, xung quanh ngôi chùa vàng trung tâm. Sách có tổng cộng 1.458 “trang”, mỗi mặt đều có khoảng 80 – 100 dòng chữ. Công việc khắc đá được hoàn thành và mở cửa cho công chúng vào chiêm bái ngày 4/5/1868.
Trên đây là những điều thú vị khi du lịch chùa Kuthodaw Mandalay Myanamar mà dichoimyanmar chia sẻ cho bạn. Myanmar khá nổi tiếng về những ngôi chùa. Vì vậy bạn đừng bỏ lỡ chùa Kuthodaw, một trong ngôi chùa lớn ở đây nhé.
>> Xem thêm